Cô giáo như mẹ hiền

Địa chỉ: Xã Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giáo án chuyên đề : Phát triển vận động cho trẻ

GIÁO ÁN DẠY CHUYÊN ĐỀ TRƯỜNG
LỚP 4 TUỔI
CHỦ ĐÊ: GIA ĐÌNH
 
KHÁM PHÁ KHOA HỌC:Tìm hiểuvề một số đồ dùng trong gia đình
     I. Kết quả mong đợi:
     - Trẻ gọi tên được một số đồ dùng trong gia đình
     - Biết được tác dụng của 1 số đồ dùng
     - Phân biệt được các đồ dùng trong gia đình theo công dụng, (chất liệu)
     - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận
    II. Chuẩn bị:
     - slide một số loại đồ dùng trong gia đình
 - Tranh lô tô về các đồ dùng trong gia đình
     - Các bài hát trong chủ đề
     - vòng tròn để chơi trò chơi
   III. Cách tiến hành:
     - Cho trẻ đứng đội hình 3 hàng ngang theo tổ
     - Cô nói: Xin nhiệt liệt chào đón các gia đình về tham dự hội thi “gia đình tí hon” hôm nay! (trẻ vỗ tay)
     - Về với cuộc thi hôm nay, không chỉ có 3 đội thi mà chúng ta còn vinh dự được đón tiếp thành phần ban giám khảo và các khán giả đến cổ vũ cho cả 3 đội.
     - Để cho cơ thể được nóng lên ban tổ chức hội thi xin mời các đội chúng ta hãy vận động nào!
     - Cô mở nhạc bài “ cả nhà thương nhau” cho trẻ hát và múatheo nhạc
- Cô cho trẻ ngồi xuống
     - Cô nói: Hội thi “ gia đình tí hon” hôm nay có 3 phần. Phần thứ nhất là “thử tài cùng bé”; phần thứ hai là “kiến thức”; và phần cuối cùng là “chung sức”.
    - Các đội đã sẵn sàng chưa? (rồi)
    - Hãy thể hiện sự quyết tâm của đội mình nào? ( zdê)
     * Đến với phần thi thứ nhất, các độihãy chú ý lên màn hình để đoán tên các đồ vật nào!
     Đội nào đã có được đáp án thì hãy nhanh tay lắc xắc xô để giành quyền trả lời nhé!
     - Cô mở slide cho trẻ xem và đoán tên các loại đồ dùng
     - Đại diện đội số 1 đã trả lời xuất sắc câu hỏi của mình, và ban tổ chức quyết định trao tặng cho đội số 1, 1 lá cờ. Xin chúc mừng đội số 1. (zdê)
     ( Tương tự với các bức tranh và với các đội còn lại)
     * Đến với phần thi thứ 2 là phần thi “ kiến thức”.
     - Cô mở slidemột số đồ dùng trong gia đình, sau đó click chuột cho 1 vài đồ dùng biến mất
    - Cho các đội đoán đồ dùng nào vừa biến mất
     - Cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau về công dụng của cái bát sứ và cái cốc sứ.
     - Qua phần thi này ban tổ chức thấy 3 đội đã rất xuất sắc, và bây giờ ban tổ chức sẽ đưa ra mốt số câu hỏi giành cho cả 3 đội thi. Các đội hãy chú ý lắng nghe để giành quyền trả lời thật nhanh nhé!
     + Hãy kể tên một số đồ dùng trong gia đình dùng để ăn nào? ( bát, đĩa, thìa, đũa)
      - Thời gian giành cho mỗi câu hỏi là 5 giây ( 5,4,3,2,1 hết giờ)
      - Đại diện cho đội thi số 3 đã trả lời xuất sắc câu hỏi của mình, và ban tổ chức quyết định trao tặng cho đội số 3, 1 lá cờ. Xin chúc mừng đội số 3. ( zdê)
     ( Tương tự với các câu hỏi và với các đội thi còn lại)
     + Một số đồ dùng trong gia đình được làm bằng gỗ? ( tủ, giường, bàn, ghế)
  + Để các đồ dùng được lâu bền thì chúng ta phải làm gì? ( giữ gìn cẩn thận)
     * Đến với phần thi thứ 3 là phần thi chung sức
     - Mời các thành viên trong gia đình về đứng 3 hàng dọc nào?
     - Các gia đình hãy lắng nghe cách chơi và luật chơi nhé!
     “ Các thành viên trong gia đình thay nhau bật qua các vòng tròn lên chọn các lô tô đồ dùng theo yêu cầu của ban tổ chức và gắn lên bảng, nếu gia đình nào chọn sai và ít lô tô thì gia đình đó thua cuộc.”
     - Thời gian của phần thi này là một bài hát, sau khi bài hát kết thúc thì tất cả các thành viên phải dừng lại.
- Cô mở nhạc và cho trẻ nhảy bật qua các vòng tròn chạy lên chọn lô tô gắn lên bảng
     - Kiểm tra kết quả của mỗi gia đình
  - Xin chúc mừng đội… đã thắng cuộc tròn phần thi này với số đồ dùng là:…; ban tổ chức quyết định tặng cho đội số… 1 lá cờ”.
    - Tuy nhiên ban tổ chức thấy cả 3 đội đã rất cố gắng nên cũng sẽ tặng cho 2 đội còn lại mỗi đội 1 lá cờ. Xin chúc mừng cả 3 đội (zdê).
  - Kiểm tra số cờ của cả 3 đội sau 3 phần thi
     - Và để chung vui với hội thi hôm nay, ban tổ chức xin kính mời các gia đình cùng vui múa hát nào. Cô mở nhạc bài “ cho con” cô và trẻ cùng hát kết hợp vẫy tay theo nhạc 2 lần và đi nhẹ ra sân
 

Tác giả: Nguyễn Thị Đào - Giáo viên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết